Việc khuyến khích trẻ em phát triển sự độc lập từ nhỏ được đánh giá cao ở Úc và sẽ giúp chúng tự tin và có thể kiếm soát cảm xúc và hành vi của chính mình.
Kỷ luật là một trải nghiệm học tập về hành vi. Nó giúp giữ cho trẻ em an toàn, học hỏi về việc kiểm soát cảm xúc, sự bốc đồng, hành động và các bối cảnh xã hội khác nhau. Các chiến lược kỷ luật mà bạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào đứa trẻ và tuổi của chúng.
Kỷ luật là không phải là trừng phạt, như nhiều phụ huynh vẫn thường nhầm lẫn và thực hiện, bất kể nguồn gốc dân tộc của họ.
Một số thực hành nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyệt đối vâng lời cha mẹ, chẳng hạn như răn dạy trẻ em, hoặc đánh đòn. Phong cách nuôi dạy con cái độc đoán sẽ không hỗ trợ sự phát triển sáng tạo, tư duy và kỹ năng độc lập của trẻ, những thứ sẽ giúp chúng thành công sau này trong cuộc sống. Cách tiếp cận này không được khuyến khích.
Hình phát đòn roi (thể xác) có thể ngăn con bạn hành xử theo một cách nhất định, nhưng sợ hãi mãi rồi cũng dần thành vô tác dụng và có thể dẫn đến hành vi thách thức, lo lắng hoặc trầm cảm sau này trong cuộc sống.
Hình phạt thể xác cũng không giúp trẻ học được hành vi mà bạn muốn. Cũng có nguy cơ bạn sẽ mất kiểm soát và làm tổn thương con bạn, điều này sẽ cấu thành tội lạm dụng trẻ em. Trong trường hợp sử dụng vũ lực không phù hợp hoặc không hợp lý đã được để trừng phạt một đứa trẻ thì việc khởi tố hình sự có thể được áp dụng.
Luật pháp là khác nhau ở mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ. Hình phạt đòn roi thường được chấp nhận miễn là hợp lý. Việc nó có hợp lý hay không sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và độ lớn của trẻ, phương pháp trừng phạt, khả năng suy luận của trẻ và tác hại gây ra. Hình phạt đòn roi không được khuyến khích.
Hãy nhớ rằng: có một ranh giới mong manh giữa hình phạt đòn roi và lạm dụng và bạo lực thể xác. Thay vì đánh đòn/tát để kiểm soát hành vi của con, bạn nên sử dụng biện pháp kỷ luật tích cực (phi thể xác).
Thảo luận với vợ của bạn:
Kỷ luật là một kỹ năng mà bạn sẽ cần phải học, phát triển và thực hành. Việc nói về cách bạn và vợ sẽ dạy kỷ luật cho (các) con bạn sẽ giúp cho chiến lược của bạn nhất quán và cân bằng hơn. Kỷ luật không nhất quán sẽ làm cho trẻ bối rối. Nếu gia đình hoặc cộng đồng của bạn đóng một vai trò trong việc chăm sóc con bạn, bạn cũng có thể cho họ biết chiến lược kỷ luật của bạn là gì và bạn mong đợi điều gì khi xử trí con mình. Điều này có thể là khó hiểu đối với một số thành viên gia đình, đặc biệt là với những người theo lối cổ, nhưng hãy giải thích cho họ biết rằng việc này sẽ giúp con bạn như thế nào và bạn sẽ đánh giá cao sự hỗ trợ của họ ra sao.
Nói chuyện với con bạn về hậu quả của hành vi không thể chấp nhận được của chúng, và khuyến khích hành vi tốt. Đôi khi trẻ có vẻ cố tình không vâng lời nhưng thực sự có thể chúng không hiểu. Hãy nhớ rằng việc giải thích hậu quả đối với dạy kỷ luật cần phải phù hợp với độ tuổi và mức độ hiểu biết của trẻ. Để biết về các lời khuyên kỷ luật ở các độ tuổi khác nhau, hãy xem: Nuôi dạy con cái: Chiến lược kỷ luật.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào gây ra phản ứng cảm xúc mạnh cho bạn và bạn cần nói chuyện với ai đó, hãy gọi:
Lifeline: 13 11 14
MensLine Australia: 1300 78 99 78
dịch vụ hỗ trợ Beyond Blue: 1300 22 46 36